top of page

Cách viết bài báo khoa học

​Phần I. Cấu trúc bài báo (50 trang). 

Cách viết bài báo khoa học

​Phần II. Tiếng Anh

Cách đọc bài báo khoa học 

Vấn nạn tập san dỏm

Phân tích những công bố quốc tế của khoa học Việt Nam trong thời gian 2001-2015

Những sai sót phổ biến trong trình bày powerpoint 

Những nguyên tắc soạn biểu đồ khoa học 

Những lí do bài báo bị từ chối

Cách trả lời bình duyệt (response to reviewers' comments)

Làm sao để lập và duy trì một Journal Club

 

Cách đặt câu hỏi trong hội nghị 

Trong các hội thảo khoa học chúng ta biết rằng có diễn giả và khán giả (và chủ toạ). Diễn giải nói, khán giả đặt câu hỏi, chủ toạ điều phối hội thảo và trao đổi giữa diễn giả và khán giả. Đặt câu hỏi và bình luận trong hội thảo tôi nghĩ cũng chẳng khác mấy "comment" trên các diễn đàn xã hội như facebook và blog. Có người hành xử lịch sự, người làm ra vẻ "ta đây" cái gì cũng biết hết, kẻ thì trịch thượng, người lại thích thoá mạ người khác, v.v. (1). Nghiêm chỉnh mà nói, cách hỏi trong hội nghị cũng là cả một nghệ thuật. Dưới đây là vài kinh nghiệm mà tôi muốn chia sẻ cùng các bạn ở đây.

 

Có vài nguyên tắc văn minh (thực ra qui ước thì đúng hơn) về cách đặt câu hỏi trong hội thảo. Cũng chẳng có sách vở gì, tôi nghĩ đến những qui ước sau đây:

 

Lịch sự. Lúc nào cũng tỏ ra lịch sự với diễn giả. Nên nhớ rằng diễn giả cũng chịu áp lực lớn để đứng trên bục, và họ có thể quên, có thể nhớ không hết, có thể có thiếu sót nào đó. Vì thế, người đặt câu hỏi nên tỏ ra cảm thông cho diễn giả, và có thể bắt đầu bằng câu đại khái như "Có lẽ tôi nhớ không kĩ những gì anh nói, nhưng tôi muốn hỏi lại cho chắc ăn là  ..." (Perhaps I could not catch what you said earlier, but could I please clarify with you ...).

 

Ngắn gọn. Thông thường phần thảo luận chỉ có 5 phút sau bài nói chuyện, mà có thể có nhiều người muốn hỏi, nên người hỏi phải hỏi ngắn, và đi thẳng vào vấn đề. Để hỏi một câu hỏi ngắn mà có ý nghĩa là không dễ chút nào. Do đó, người hỏi phải suy nghĩ trong đầu cẩn thận câu hỏi nào cần thiết nhất và "burning" nhất để hỏi, chứ không nên phí thì giờ những câu hỏi phi thực tế hay ngoài chủ đề bài nói chuyện.

 

Không được lên lớp. Điều đại kị là không được lên lớp diễn giả, vì điều đó gây ấn tượng xấu đến diễn đàn. Trong diễn đàn có những người bậc thầy cô, không nên thể hiện theo kiểu phô trương "ta đây thông minh", "ta có kiến thức", "ta biết hơn người". Những cách thể hiện như thế chẳng giúp gì cho người hỏi, mà còn tạo ấn tượng không tốt ở khán giả.

 

Tựu trung lại, tôi thấy những câu hỏi trong hội thảo có thể chia thành 4 nhóm liên quan đến khen, hỏi đàng hoàng, bất đồng ý kiến, và định hướng. Mỗi câu hỏi có thể thể hiện qua vài câu ngắn. Dĩ nhiên, câu hỏi tuỳ thuộc vào tình thế và bối cảnh, nhưng có những câu chung chung như sau:

 

1.  Khen và ủng hộ

 

Có những bài nói chuyện hay và có ích, thì cũng nên khen diễn giả để trước là cám ơn và sau là giúp họ lên tinh thần. Những câu khen mang tính "cliché" như great talk, beautiful data, comprehensive, hard act to follow, v.v. có thể sử dụng:

 

  • "Thank you for your lecture/talk/presentation. Those were beautiful data" (cám ơn bài nói chuyện của ông. Những phát hiện/dữ liệu thật là đẹp đẽ). 

 

  • "That was a great talk! Thank you. Now, I would like to bring your attention to the point you raised earlier that ..." (Đó thật là một bài nói chuyện quá hay! Xin có lời cám ơn. Bây giờ tôi muốn quay lại điểm anh nêu lên lúc ban đầu rằng ...)

 

  • "Thank you for the elegant presentation. You are a hard act to follow. Let me start off by asking you this question ..." (Cám ơn ông về bài nói chuyện lịch lãm. Khó mà theo đuổi anh nỗi. Tôi muốn bắt đầu bằng câu hỏi sau đây ...)

 

  • "Wow, such a nice and comprehensive lecture! Thank you. Could I bring up one issue that I am hoping that you will comment on ..." (Wow, thật là một bài giảng hay và đầy đủ. Tôi muốn nêu một vấn đề mà tôi hi vọng là ông sẽ cho ý kiến ...)  

 

Cũng nói thêm là những câu chữ cliché không có nghĩa là đạo văn hay cóp của ai cả, vì đó là những câu chữ phổ thông, ai cũng dùng.

 

2.  Câu hỏi "critical" nhưng công bằng

 

Một số câu hỏi trong hội thảo thường ... khó khăn. Đó là những câu hỏi gọi là insightful, tức là đi sâu vào chi tiết. Chi tiết có thể liên quan đến một dữ liệu nào đó, một slide, một phương pháp, hay một cách diễn giải. Thường là những vấn đề mà người hỏi không đồng ý với tác giả. Những câu hỏi loại này thường làm cho diễn giả cảm thấy cám ơn và làm cho môi trường học thuật thêm hào hứng. Có một số câu có thể dùng:

 

  • Những câu hỏi loại yêu cầu diễn giả bình luận: Vào đầu lúc nào cũng cám ơn: "Your data are great. Thank you." Sau đó là đặt câu hỏi, ví dụ như câu hỏi về dữ liệu: "Could I ask you a question on slide 7, where you showed the data concerning the distribution of E2 hormone which seemed non-normal. Could you elaborate more on the clinical implication of this non-normality?" (Tôi muốn hỏi ông dữ liệu về hormone E2 trong slide số 7. Tôi thấy phân bố của hormone hình như không tuân theo luật phân bố chuẩn. Ông có thể bình luận về ý nghĩa lâm sàng của phân bố như thế?) 

 

  • Những câu hỏi loại bắt bẽ: "You concluded that the gene can be used for disease screening, but the graph in slide 10 shows that the magnitude of the relationship was very modest. Do you think the gene, with such a modest effect, is qualified as a screening tool?" (Ông kết luận rằng cái gen đó có thể dùng cho tầm soát bệnh, nhưng nhìn vào biểu đồ ở slide số 10 thì mức độ ảnh hưởng rất thấp. Vậy ông nghĩ với mức độ ảnh hưởng như thế gen này có thể dùng cho screening?"

 

  • Khi diễn giải dùng phương pháp sai, câu hỏi cần phải hết sức cẩn thận. Không bao giờ dùng chữ gì quá xác định, mà lúc nào cũng phải perhaps, may, may be, possibly, v.v. Ví dụ nếu diễn giải dùng sai phương pháp phân tích hồi qui tuyến tính, có thể hỏi nhẹ nhàng: "I may have misunderstood you, but from what you showed, the outcome was a discrete variable, and yet you used linear regression in the analysis. I am wondering (and I would like to have your opinion on) whether such a method is appropriate for the data?" (Tôi có thể hiểu lầm ông, nhưng những gì ông trình bày thì outcome là một dữ liệu phân nhóm, vậy mà ông dùng mô hình hồi qui tuyến tính! Tôi tự hỏi (và muốn nghe ý kiến của ông) là không biết một phương pháp như thế có thích hợp cho nghiên cứu này?" 

 

  • Không đồng ý với cách diễn giải. Đây là những câu hỏi hơi tế nhị, và cần phải xử lí bằng chữ rất cẩn thận. Người mất lịch sự và thô lỗ thì nói thẳng là sai. Nhưng trong giới đồng nghiệp với nhau, không nên dùng chữ đó (sai) nơi công cộng, nếu không bị mang tiếng là thô lỗ. Cách hỏi lịch sự nhất là "If you don't mind, I would like to come back to your interpretation of the data in Table 2. You postulated that there was an effect of the drug on the time to remission, but I am wondering whether an alternative interpretation is possible. One such interpretation is that the effect of the drug had no effect, and what you saw is actually confounded by patient's severity. Do you think such an interpretation is reasonable" (Nếu ông không phiền, tôi muốn quay lại cách diễn giải của ông trong bảng số 2. Tôi cho rằng thuốc có ảnh hưởng đến thời gian tái phát. Nhưng tôi nghĩ có một cách hiểu khác, và cách hiểu đó là thuốc không có ảnh hưởng, nhưng cái ảnh hưởng mà ông quan sát là do bệnh trạng của bệnh nhân. Ông nghĩ cách hiểu như thế có hợp lí không?"

 

3.  Định hướng

 

Ngoài những câu hỏi trên, còn có những câu hỏi mang tính định hướng, hay nói chung là những câu hỏi kiểu "trời ơi", "nổ". Những câu hỏi này thường xuất phát từ các bậc "senior" trong ngành. Chẳng hạn như đối với những bài giảng mang tính tổng quan, người ta hỏi kiểu "So, in your view, where the field is moving to" (theo ông thì lĩnh vực này sẽ đi về đâu), hay "Looking to the future,  where do you think we will be heading to?" (Nhìn về tương lai, theo ông thì lĩnh vực chúng ta theo đuổi sẽ đi về đâu?) Nhưng câu hỏi như thế thường mang tính giống như một note nhạc sau cùng của bài nói chuyện, nên diễn giả có cơ hội nói lời sau cùng.

 

Đó là những câu hỏi mà tôi trải nghiệm trong thực tế. Tôi nghĩ chắc chắn còn vài loại câu hỏi khác mà tôi chưa biết hết, nhưng dù là câu hỏi loại gì, thì 3 qui ước lịch sự,  ngắn gọn, và không lên lớp là phải tuân theo. Dĩ nhiên, đối với những người mất lịch sự và thô lỗ thì chúng ta không bàn ở đây. Tôi đã chứng kiến những trường hợp cãi nhau trong hội nghị, mà cái dư âm và tác động kéo dài cho đến ngày qua đời! Có người từng là đồng nghiệp với nhau mấy mươi năm, nhưng chỉ vì một nhận xét thô lỗ mà tình bạn bị tổn hại, và ngày người kia qua đời, ông này nhất định không đi đám tang. Do đó, qui luật nhân quả rất diệu kì, mà có khi chúng ta không thấy trước được. Trong hội nghị cũng giống như trong diễn đàn facebook, có người này kẻ kia, nên cách tốt nhất là giữ hoà khí và tử tế với nhau, hay nói như Trịnh Công Sơn là sống tử tế với nhau.

bottom of page