top of page

Hiệu quả vaccine 90% có nghĩa là gì?

Hôm 9/11/2020 là một ngày làm nô nức cư dân toàn cầu khi tập đoàn Pfizer tuyên bố rằng vaccine mRNA phòng chống SARS-Cov-2 của họ có hiệu quả 90% [1]. Nhưng có vài người, ngay cả trong giới y khoa, hiểu sai về con số 90%. Tôi xin có đôi dòng chia sẻ và giải thích.



Hiệu quả của vaccine được đo lường bằng chỉ số gọi là 'Vaccine Efficacy' (VE). Chỉ số này được tính toán như sau [2]:


VE = 1 - (Rx / R0);


trong đó Rx là xác suất nhiễm trong nhóm được tiêm vaccine, và R0 là xác suất nhiễm trong nhóm chứng. Theo như thông cáo báo chí thì VE = 0.90 hay 90%.


Con số 90% đó thường được hiểu là cứ 10 người được tiêm, thì chỉ có 1 người bị nhiễm. Tức là vaccine ngăn ngừa nhiễm cho 9 người. Nhưng cách hiểu này sai.


Tại sao sai? Tại vì đơn vị để xác định VE không phải là số ca nhiễm (người), mà là nguy cơ (tức xác suất) nhiễm. Con số VE = 90% có nghĩa là so với nhóm chứng, vaccine giảm 90% nguy cơ nhiễm. Nó hoàn toàn không có nghĩa là ngăn ngừa 90% số ca nhiễm.


Vậy câu hỏi kế tiếp là: nguy cơ nhiễm là bao nhiêu?


Nghiên cứu của Pfizer đã ghi danh 43,538 tình nguyện viên. Số tình nguyện viên được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm theo tỉ số 50:50, tức là 21769 được tiêm vaccine và 21769 trong nhóm chứng. Theo thông cáo báo chí, trong thời gian theo dõi, họ ghi nhận 94 ca nhiễm Covid-19. Như vậy, có thể đoán rằng số ca nhiễm trong nhóm vaccine là 8 người, và trong nhóm chứng là 86 người. Nói cách khác, nguy cơ nhiễm trong nhóm vaccine là 0.037% và nhóm chứng là 0.395%.


Các bạn có thể kiểm tra xem sự khác biệt trên có ý nghĩa thống kê. Nhưng ở đây tôi muốn trả lời câu hỏi: cần phải tiêm bao nhiêu người để giảm 1 ca nhiễm? Câu trả lời là khoảng 280 người.


Tóm lại, hiệu quả 90% không có nghĩa là cứ 10 người được tiêm vaccine thì có 9 người không bị nhiễm; nó có nghĩa là nhóm được tiêm vaccine có xác suất nhiễm thấp hơn nhóm chứng 90%.


Nói cách khác nữa, nếu 10,000 người tiêm vaccine thì sẽ có ~4 người bị nhiễm, còn nếu không tiêm vaccine thì số ca nhiễm sẽ là khoảng 40. Do đó, 1 - 4/40 = 90%. Hiểu như vậy để nói thật với công chúng.


Nhưng đây là mô hình nghiên cứu adaptive RCT [3], nên con số 90% đó có thể thay đổi trong tương lai vì nghiên cứu chưa xong. Họ vẫn phải phân tích thêm 2-3 lần nữa khi dữ liệu được thu thập theo đề cương đề ra. Con số sau cùng có thể cao hơn 90%, nhưng kinh nghiệm của tôi thì con số sau cùng lúc nào cũng thấp hơn con số ban đầu.


Miễn dịch cộng đồng?

Có vaccine phòng chống dịch Covid-19 là một thành tựu đáng chú ý. Thành tựu này quay lại vấn đề miễn dịch cộng đồng (herd community) mà nhiều người đã thảo luận ngay từ lúc dịch mới bộc phát.

Chúng ta biết rằng những người bình phục sau một lần bị nhiễm bởi một virus, thì sau này họ không (hay ít) bị nhiễm virus đó nữa. Lí do miễn nhiễm là vì người đó đã xây dựng được một hệ miễn dịch có thể chống lại virus đó trong tương lai.

Một cách khác để cơ thể có hệ thống miễn dịch mạnh hơn là tiêm vaccine. Chẳng những vaccine không gây bệnh mà còn kích thích hệ thống miễn dịch để sản sinh kháng thể tiêu diệt virus. Do đó, đứng trên quan điểm dịch tễ học, tạo ra miễn nhiễm từ vaccine là chiến lược tương đối an toàn.

Câu hỏi quan trọng là xác định tỉ lệ tiêm chủng phải cao bao nhiêu để đủ 'nội lực' cộng đồng chống trả lại dịch bệnh. Vấn đề này trở thành vấn đề của mô hình dịch tễ. Mô hình này học rất đơn giản, và có thể tóm tắt bằng phương trình như sau:

[Dịch bệnh bộc phát] + [Tiêm vaccine P người] = [Bảo vệ cộng đồng]

Tỉ lệ tiêm chủng (tạm gọi là P) tùy thuộc vào mức độ lây lan của dịch. Mức độ lây lan của dịch có thể mô tả bằng hệ số lây nhiễm R0. Từ đó, ngưỡng 'tối ưu' của miễn dịch cộng đồng, kí hiệu là T, có thể ước tính bằng công thứ sau đây:

T = 1 - 1/R0.

Trong đó, T là phần trăm trong cộng đồng cần được tiêm ngừa để ngăn chận sự lây lan của dịch bệnh; R0 là hệ số lây lan. Dĩ nhiên, công thức trên dựa vào một giả định rất quan trọng là tiêm vaccine có thể bảo vệ tuyệt đối (100%). Nhưng trong thực tế thì mức độ hiệu quả của đa số vaccine không có cao như 100%, mà thường là 50-80% hay cao lắm là 90% như Pfizer báo cáo vài ngày trước [1]. Do đó, ngưỡng tối ưu T cần phải được hiệu chỉnh cho mức độ hiệu quả của vaccine (tạm kí hiệu là VE):

Tc = T / VE

Chúng ta biết rằng vaccine của Pfizer có hiệu quả VE = 90%. Chúng ta cũng biết rằng hệ số lây lan R0 tính từ nhiều nghiên cứu là 3.17 [3]. Từ đó, số người cần được tiêm vaccine để tạo cộng đồng miễn dịch là:

Tc = (1 - 1/3.17) / 0.90 = 0.76

Như vậy, chúng ta cần phải tiêm cho 76% dân số để tạo miễn dịch cộng đồng.

Dĩ nhiên, không thể một sớm chiều mà đạt được con số 76%; cần một thời gian ít nhứt là một năm. Giả dụ như hiệu quả của vaccine được duy trì trong vòng 2 năm (cái này cần phải nghiên cứu mới biết) thì số người được tiêm ngừa phải cao hơn con số 76%, phải cỡ 85%.

Tóm lại, thông tin về hiệu quả của vaccine mRNA là một tin vui trong việc khống chế đại dịch Covid-19. Dù hiệu quả sau cùng (có thể cao hay thấp hơn 90% chút ít) thì đây cũng là một 'đột phá' quan trọng. Đột phá nàyco1 thể giúp tạo ra một hệ miễn dịch cộng đồng với điều kiện 70-85% dân số được tiêm vaccine.

___



[4] Dong et al. A Meta Analysis for the Basic Reproduction Number of COVID-19 with Application in Evaluating the Effectiveness of Isolation Measures in Different Countries. Journal of Data Science 18 (3), 496–510.

PS: Xin mời đọc bài của tôi trên medium:


và bình luận trên vnexpress:



コメント


Featured Posts
Recent Posts
Archive
Search By Tags
Follow Us
  • Facebook Basic Square
  • Twitter Basic Square
  • Google+ Basic Square
bottom of page